CHUYỂN SANG DẦU GỘI THẢO DƯỢC: GIAI ĐOẠN LÀM QUEN & GIẢI PHÁP DÀNH CHO BẠN

Bạn đã bao giờ nghe nói rằng khi chuyển sang dầu gội thảo dược, tóc có thể trở nên bết hơn, khô xơ hoặc mất độ bóng? Điều này nghe có vẻ đáng lo, nhưng thực tế đây là dấu hiệu cho thấy tóc và da đầu của bạn đang thích nghi với một cách chăm sóc hoàn toàn mới.

Hãy cùng nhà Lành khám phá những ưu điểm trong dầu gội thảo dược Giọt Lành, những thay đổi phổ biến khi chuyển qua dầu gội mới và cách giúp mái tóc dễ dàng thích nghi hơn với dầu gội thảo dược nhé!

1. Những ưu điểm của dầu gội Giọt Lành là gì?

Mái tóc khỏe đẹp không chỉ đến từ vẻ ngoài mà còn từ sự cân bằng tự nhiên bên trong. Nhiều dầu gội thông thường chứa hoạt chất làm sạch hàm lượng cao (đứng đầu bảng thành phần) có thể làm sạch quá mức, khiến tóc khô xơ hoặc mất đi độ bóng vốn có của tóc. Bên cạnh đó, phần lớn còn chứa silicone (thành phần tạo mượt giả), vô tình cản trở sợi tóc hấp thụ dưỡng chất (Hình 1).

Hạn chế của Silicone trong sản phẩm chăm sóc tóc
Hình 1. Hạn chế của Silicone trong sản phẩm chăm sóc tóc

Dầu gội thảo dược Giọt Lành chứa hàm lượng cao là thảo dược tự nhiên (đứng đầu bảng thành phần), nhóm chất tạo bọt dịu nhẹ hơn (nằm giữa bảng thành phần) giúp làm sạch mà không gây tổn hại đến lớp dầu tự nhiên của tóc. Trong đó, các thành phần từ dịch chiết và tinh dầu thực vật chiếm tới 10/23 tổng thành phần dầu gội (Bảng 1).

Bảng 1. Thành phần dầu gội Bưởi – Bồ kết

Phân loại Thành phần
Chất nền Nước
   Dịch chiết và tinh dầu có nguồn gốc thực vật (đứng đầu bảng thành phần)
  • Gleditsia australis fruit extract (Dịch chiết Bồ kết)
  • Eleusine indica extract (Dịch chiết Cỏ mần trầu)
  • Mentha arvensis leaf extract (Dịch chiết Bạc hà)
  • Citrus maxima fruit extract (Dịch chiết Bưởi)
  • Fallopia multiflora extract (Dịch chiết Hà thủ ô)
  • Sapindus saponaria fruit extract (Dịch chiết Bồ hòn)
  • Cymbopogon citratus extract (Dịch chiết Cây sả)
  • Morus alba bark extract (Chiết xuất vỏ Dâu tằm)
  • Bidens pilosa flower extract (Chiết xuất hoa Xuyến chi)
  • Grapefruit essential oil (Tinh dầu Bưởi)
   Nhóm chất hoạt động bề mặt tổng hợp từ thực vật (ở giữa bảng thành phần)
  • Decyl glucoside (Nguồn gốc từ Bắp)
  • Cocamidopropyl betaine (Nguồn gốc từ Dừa)
  • Disodium cocoamphodiacetate (Nguồn gốc từ Dừa)
  • Sodium lauryl sulfate (Nguồn gốc dầu cọ)
    Nhóm chất tạo gel và làm đặc
  • Guar hydroxypropyltrimonium chloride (Dẫn xuất từ hạt Guar, chống tĩnh điện cho tóc)
  • Hydroxyethyl cellulose (Nguồn gốc thực vật)
   Thành phần dưỡng ẩm và phục hồi tóc
  • Glycerin (Nguồn gốc thực vật, giúp dưỡng ẩm)
  • Sodium lactate (Muối lên men từ thực vật, dưỡng ẩm)
  • Panthenol (Vitamin B5) (Phục hồi và làm mềm tóc)
   Nhóm chất điều chỉnh pH
  • Acid citric (Nguồn gốc thực vật, điều chỉnh pH)
   Nhóm chất bảo quản
  • Phenoxyethanol (Chất bảo quản tổng hợp, kháng khuẩn)
  • Ethylhexylglycerin (Chất bảo quản bổ trợ, tăng hiệu quả kháng khuẩn)

Bên cạnh đó, công thức trong dầu gội Giọt Lành sẽ không chứa paraben – chất bảo quản có thể gây kích ứng, silicone – gây tích tụ, làm tóc nặng và mất độ bồng bềnh, màu nhân tạo hay hương liệu tổng hợp. Ngoài ra, Giọt Lành luôn chú trọng giảm tối đa lượng hóa chất tổng hợp không cần thiết vào trong sản phẩm.

2. Giai đoạn làm quen – khi da đầu phản ứng với sự thay đổi

Nếu bạn đã quen với dầu gội thông thường chứa silicone và hàm lượng chất làm sạch cao thì khi chuyển sang dầu gội thảo dược tóc sẽ trải qua một giai đoạn “làm quen mới”. Đây là thời điểm da đầu loại bỏ silicone và điều chỉnh cơ chế tiết dầu tự nhiên. Vì vậy mà:

  • Da đầu có thể bị nhờn và bết hơn trong thời gian đầu: Trong những ngày đầu sử dụng, bạn có thể cảm thấy tóc nhanh bết hơn. Đây là phản ứng tự nhiên của da đầu khi vẫn duy trì thói quen tiết dầu để cân bằng độ ẩm, do trước đó bạn đã quen dùng dầu gội có hàm lượng làm sạch cao trong thời gian dài. Vì thế, trong thời gian đầu chuyển sang dầu gội mới, da đầu vẫn tiết dầu như cũ do chưa kịp thích nghi, trong khi dầu gội Giọt Lành lại có khả năng làm sạch dịu nhẹ, không quá mạnh, dẫn đến tình trạng tóc bị bết dầu [1]. Chính vì vậy, da đầu cần thời gian để điều chỉnh, khi đã quen, lượng dầu tiết ra sẽ cân bằng và ổn định hơn, giúp da đầu khỏe mạnh tự nhiên [2,3].
  • Tóc có thể trở nên khô hoặc xơ hơn so với trước đây: Nguyên nhân là do dầu gội thảo dược không chứa silicone – thành phần tạo lớp màng giả trên tóc để mang lại cảm giác mềm mượt tức thì [4]. Khi lớp silicone này bị loại bỏ, sợi tóc trở lại trạng thái tự nhiên, có thể thô ráp hơn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tốt, vì tóc đang phục hồi từ bên trong thay vì chỉ trông suôn mượt nhờ hóa chất.
Series Silicone - Tóc khi sử dụng dầu gội (không) chứa silicone
Hình 2. Lợi ích khi sử dụng dầu gội không silicone

Theo Yours Truly – thương hiệu chăm sóc tóc tự nhiên tại châu Âu, giai đoạn điều chỉnh khi chuyển từ dầu gội chứa silicone sang sản phẩm không silicone thường kéo dài khoảng 2-3 tuần hoặc 6-9 lần gội. Trong thời gian này, tóc có thể trông khô hơn và khó chải hơn do lớp silicone tích tụ đang bị loại bỏ [5]. This Green, thương hiệu mỹ phẩm xanh từ Bỉ, cũng nhấn mạnh rằng tóc có thể trở nên xỉn màu và mất đi độ suôn mượt ban đầu, nhưng đây là dấu hiệu giúp người dùng nhận ra tình trạng thực sự của tóc. Việc kiên trì vượt qua giai đoạn này sẽ mang lại mái tóc khỏe mạnh và dễ hấp thụ dưỡng chất hơn về lâu dài [6].

  • u có thể xuất hiện nhiều hơn: Một thay đổi khác có thể khiến bạn lo lắng là sự xuất hiện của gàu. Khi sử dụng dầu gội thảo dược Bưởi – Bồ Kết, vốn không chứa các chất chống gàu – nấm tổng hợp, da đầu có thể mất cân bằng vi sinh vật, bong tróc nhẹ, khiến bạn có cảm giác gàu xuất hiện nhiều hơn [7]. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là tế bào chết được đào thải tự nhiên trong quá trình da đầu thích nghi.

>>> Xem thêm: Rụng tóc ban đầu khi sử dụng dầu gội thảo dược?

3. Làm sao để quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn?

Chuyển sang dầu gội thảo dược là một bước quan trọng giúp mái tóc khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tác động của hóa chất và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, quá trình này có thể cần thời gian để da đầu thích nghi, đặc biệt nếu bạn đã quen sử dụng dầu gội chứa silicone và chất hoạt động bề mặt nồng độ cao. Đừng lo lắng! Với những bước đơn giản dưới đây, bạn có thể giúp tóc và da đầu dần làm quen với sự thay đổi một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

Thay đổi từng bước một

  • Kết hợp dầu gội cũ và mới: Trong những lần gội đầu đầu tiên, bạn có thể trộn một lượng nhỏ dầu gội thảo dược với dầu gội thông thường. Điều này giúp da đầu làm quen dần mà không bị thay đổi đột ngột.
  • Giãn tần suất gội đầu: Nếu trước đây bạn gội đầu hàng ngày, hãy thử giãn cách thời gian gội, ví dụ như cách ngày hoặc mỗi 2 – 3 ngày một lần. Điều này giúp da đầu điều chỉnh và cân bằng lại lượng dầu tự nhiên.
  • Gội đầu hai lần trong mỗi lần gội: Nhà Lành khuyến khích bạn gội đầu hai lần với dầu gội thảo dược, đặc biệt là trong giai đoạn làm quen. Việc này sẽ giúp làm sạch tóc tốt hơn và tạo bọt hiệu quả hơn ở lần gội thứ hai, giúp bạn có trải nghiệm dễ chịu hơn khi sử dụng dầu gộ

Kiên nhẫn và quan sát sự thay đổi

  • Theo dõi phản ứng của da đầu: Trong quá trình chuyển đổi, bạn có thể gặp tình trạng tóc khô, nhờn hơn hoặc xuất hiện gàu. Đây là phản ứng bình thường khi da đầu thích nghi với sản phẩm mới, vì vậy hãy kiên nhẫn và cho tóc thời gian để điều chỉnh. Quá trình này thường cần nhiều thời gian tùy theo cơ địa từng người. Nếu tình trạng mất cân bằng kéo dài vài tháng hoặc có dấu hiệu kích ứng, hãy cân nhắc thử một công thức dầu gội thảo dược khác hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Kết hợp với dầu xả – ủ tóc thảo dược: Quá trình thải độc silicone và hóa chất tích tụ có thể khiến tóc khô hoặc rối hơn bình thường. Sử dụng dầu xả hoặc ủ tóc thảo dược sẽ giúp bổ sung độ ẩm, làm mềm tóc và hỗ trợ phục hồi lớp biểu bì, giúp tóc suôn mượt và khỏe mạnh hơn.

Lựa chọn dầu gội thảo dược chất lượng từ một thương hiệu đáng tin cậy

Mỹ phẩm hay thậm chí cả thuốc đều có người hợp, người không hợp tùy theo cơ địa. Vì vậy, cách tốt nhất là trải nghiệm thực tế để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn đọc kỹ bảng thành phần và hiểu sự khác biệt giữa các sản phẩm trước khi lựa chọn.

Tài liệu tham khảo

  1. Arora P., Nanda A. and Karan M. (2011) Shampoos based on synthetic ingredients vis-a-vis shampoos based on herbal ingredients: a review. International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research 7, 41-46
  2. MooGoo (2024) 5 Changes To Expect When Using Natural Shampoo, https://moogoo.com.au/blogs/moogoo/5-changes-to-expect-when-using-natural-shampoo
  3. Intoxicated On Life (2024) How to Ease the Transition to Natural Hair Care: Beginners Guide to Natural Hair Care (Part 4 of 4), https://www.intoxicatedonlife.com/ease-transition-natural-hair-care-beginners-guide-natural-hair-care-part-4-4/
  4. Nazir H., Zhang W.,  Liu Y.,  Chen X.,  Wang L.,  Naseer M. and Ma G. (2014) Silicone oil emulsions: strategies to improve their stability and applications in hair care products. International Journal of Cosmetic Science 36, 124-133
  5. Yours Truly (2022) Silicone-free shampoo – what really happens when we switch over to using one, https://www.yourstruly.eu/en/blog/silicone-free-shampoo
  6. This Green (2024) Why you should switch to a hair conditioner without silicone, https://thisgreen.be/en/blog/hair-conditioner-without-silicone/
  7. Wang L., Clavaud C.,  Bar-Hen A.,  Cui M.,  Gao J.,  Liu Y.,  Liu C.,  Shibagaki N.,  Guéniche A.,  Jourdain R.,  Lan K.,  Zhang C.,  Altmeyer R. and Breton L. (2015) Characterization of the major bacterial–fungal populations colonizing dandruff scalps in Shanghai, China, shows microbial disequilibrium. Experimental Dermatology 24, 398-400. https://doi.org/10.1111/exd.12684
5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon